Liên hệ tư vấn

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hồng Cường

Thông tin tổng quát thuốc Diclofenac dùng sao?

Thuốc giảm đau thường dùng để giúp các bệnh nhân vượt qua các cơn đau đớn do chấn thương, phẫu thuật hoặc do bệnh tật. Cùng tìm hiểu về công dụng và cách dùng của thuốc Diclofenac để đạt hiệu quả và tránh các tác dụng ngoài ý muốn.

Thông tin tổng quát về thuốc Diclofenac

Thuốc có tác dụng gì?

– Diclofenac là thuốc kháng viêm có tác dụng điều trị các chứng đau và viêm cấp tính. Bởi vì, thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin. Prostaglandin là một nhân tố gây viêm, sốt và đau.
– Thuốc có tác dụng giảm đau đối với những cơn đau trung bình cho đến nghiêm trọng. Có hiệu quả giảm đau nhanh chóng đối với chứng đau tự nhiên hoặc do vận động và giảm phù nề ở vết thương.
– Hoạt chất Cataflam trong thành phần của thuốc có khả năng làm giảm xuất huyết và giảm đau bụng kinh.
– Ngoài ra, thuốc còn làm giảm nhức đầu, cải thiện các triệu chứng nôn và buồn nôn, giảm đau răng.

Thuốc Diclofenac

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ bằng cách uống với nước. Sau khi vừa uống thuốc xong, trong khoảng 10 phút người bệnh không được nằm xuống.
Uống nguyên viên thuốc để thuốc tan dần trong dạ dày và cơ thể thẩm thấu từ từ. Không được nhai hoặc nghiền viên thuốc nhằm tránh khả năng tăng tác dụng phụ khi cơ thể hấp thụ lượng thuốc quá cao trong 1 lần.

Liều lượng sử dụng được chỉ định

Dùng đúng liều để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn sức khỏe cho người bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thích hợp. Dưới đây là liều lượng dành cho từng đối tượng:
 Dạng viên
– Đối với người lớn:Liều khởi đầu 100-150mg/ngày. Đối với trường hợp nhẹ hơn thì dùng 75-100mg/ngày, chia làm 2-3 lần uống.
– Điều trị đau bụng kinh: Thông thường dùng từ 50-150mg. Uống trước bữa ăn.
– Điều trị viêm cột sống: Dùng viên uống với hàm lượng 25mg/ lần/ngày, chia làm 4 lần. Có thể dùng thêm 1 liều trước khi đi ngủ nếu cần thiết.
– Điều trị viêm khớp: Nếu sử dụng loại 50mg thì uống 2-3 lần/ngày, 75mg nên dùng 2 lần/ngày và loại 100mg chỉ uống 1 lần/ngày.
 Dạng tiêm:
– Liều thông thường tiêm với hàm lượng 75mg x 1 lần/ngày.
– Trường hợp nghiêm trọng hơn thì tiêm 75mg x 2 lần/ngày.

Thuốc có tác dụng giảm đau do viêm khớp

Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng thuốc

Một số tác dụng phụ

Tác dụng phụ của Diclofenac chủ yếu tác động lên hệ tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng không mong muốn khác kèm theo những triệu chứng như sau:
 Phát ban
 Khó thở
 Ho ra máu và nôn mửa
 Sưng phù và đi tiểu ít hơn
 Buồn nôn và đau ở vùng bụng trên
 Bầm tím, đau, tê và yếu cơ
 Cứng cổ, ớn lạnh hoặc co giật
 Nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt, ù tai
 Khó chịu ở dạ dày
 Chóng mặt, căng thẳng và đau đầu
Thuốc ít khi gây ra các tác dụng nghiêm trọng và thường biến mất sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn không nên quá chủ quan, khi thấy những biểu hiện bất thường thì người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thăm khám.

Những đối tượng không nên dùng thuốc giảm đau

Trước khi có ý định sử dụng thuốc Diclofenac, người bệnh cần thành thật thông báo cho bác sĩ tình trạng của bản thân để đảm bảo an toàn. Nếu bệnh nhân thuộc 1 trong số những trường hợp dưới đây thì không được dùng thuốc:
Thiếu máu cơ tim
Phụ nữ có thai, đặc biệt là giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thai kỳ.
Hen suyễn và viêm xoang
Suy giảm chức năng gan và thận
Viêm loét dạ dày, tá tràng
Nhạy cảm với thành phần của thuốc
Đối tượng dưới 18 tuổi

Sự tương tác với các loại thuốc khác

Hầu hết, các loại thuốc tây đều có sự tương tác với các loại thuốc khác. Vì vậy, khi kết hợp thuốc giảm đau với các loại khác phải hết sức thận trọng.
Khi xảy ra tương tác thuốc sẽ làm thay đổi cơ cấu hoạt động của thuốc giảm đau. Hơn nữa còn gây ra những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Những loại thuốc lợi tiểu, chống đông máu, hạ đường huyết… người bệnh cân nhắc khi sử dụng.
Ngoài ra các loại thuốc cần tránh dùng chung với Diclofenac như ketorolac, citalopram, anagrelide, dabrafenib, cerinib, cyclosporine, enoxaparin, prasugrel, cilostazol.




Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.