Liên hệ tư vấn

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hồng Cường

Viêm da do kích ứng với corticoid

Khi sử dụng các loại thuốc nói chung hay gentrisone nói riêng, người bệnh đều cần phải nắm rõ các thông tin như: công dụng, cách dùng, liều lượng, tác dụng phụ của thuốc… để giảm thiểu những tình huống đáng tiếc xảy ra. Hiểu được điều này, bài viết sau xin chia sẻ về thuốc Gentrisone: Tác dụng, liều dùng và chống chỉ định để những ai chưa biết gì về loại thuốc này sẻ bỏ túi cho mình những thông tin thật bổ ích.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Những thông tin cơ bản về thuốc gentrisone

Thành phần của thuốc gentrisone

Theo các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, Gentrisone là loại thuốc có khả năng kháng khuẩn cao, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như: nấm da, lang ben, nhiễm trùng bề mặt da do vi khuẩn, chàm ngứa và chàm mãn tính…
Gentrison có thành phần cơ bản là: cetyl, propylene glycol, stearyl alcohol, propylparaben, dầu khoáng nhẹ và nước tinh khiết… Những thành phần của thuốc Gentri sone đều có những dưỡng chất tập trung hỗ trợ điều trị bệnh về da và tối ưu hiệu quả của thuốc.
Thuốc gentrisone là thuốc điều trị bệnh da liễu thường dùng
Thông thường, một tuýp thuốc bôi Gentrisone 10g có chứa:
Betamethasone dipropionate: 6,4mg
• Gentamicin: 10mg
• Clotrimazol: 100mg
• Tá dược vừa đủ bao gồm: propylene glycol, stearyl alcohol, propyl paraben, nước tinh khiết và dầu khoáng nhẹ

Tác dụng của thuốc gentrisone

Thuốc bôi Gentrisone có khả năng kháng khuẩn cao nên thường được các bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp như:
► Người bệnh mắc các bệnh ngoài da như: Viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, chàm cấp và mãn tính…
► Người bệnh bị nấm da, viêm da do nấm Candida gây ra hoặc bị lang ben cũng được chỉ định dùng loại thuốc này.
► Nhiễm trùng bề mặt da do nhiễm các loại vi khuẩn.
► Thuốc Gentrisone còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị nấm toàn thân do các tác nhân như: Microsporum canis, Trichophyton rubrum, Epidermophyton floccosum, T.mentagrophyte… gây ra.

Liều dùng và cách sử dụng

Mỗi một loại thuốc điều có liều dùng và cách sử dụng nhất định. Với thuốc dạng kem Gentrisone thì người bệnh sử dụng như sau:
Liều dùng
► Bôi thuốc ngày 2 lần, vào các buổi sáng và tối
► Không nên tự ý điều chỉnh liều lượng hay tần suất sử dụng thuốc. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bôi thuốc nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị ngày 2 lần
Cách dùng thuốc Gentrisone
► Vệ sinh sạch sẽ tay và vùng da cần bôi thuốc, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Lấy một lượng kem Gentrisone vừa đủ thoa đều và nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị; sau đó đợi thuốc thẩm thấu sâu vào da.
► Không che đậy hay băng kín vùng da bôi thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Bởi vì, việc làm này có thể làm tăng hàm lượng thuốc mà cơ thể có thể hấp thụ, từ đó gây ra những phản úng không mong muốn.
► Không nên bôi thuốc Gentrisone lên các vết thương hở và vùng da bị tổn thương ở diện rộng.
► Nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên dừng việc sử dụng thuốc Gentrison.
► Tránh để thuốc tiếp xúc với vùng da quanh mắt vì vùng da này rất mỏng nên dễ bị kích ứng, nếu không may thuốc dính vào mắt thì rất nguy hiểm.
► Với những trường hợp viêm da nặng như viêm da mãn tính, nhiễm trùng da… thì không nên lạm dụng thuốc bôi Gentrisone mà phải kết hợp điều trị với các loại thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc Gentrisone, thay vào đó hãy đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín để bác sĩ nắm rõ tình trạng bệnh và kê đơn thuốc.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc

Thuốc bôi Gentrisone thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
► Viêm da do kích ứng với corticoid
► Viêm da do nhiễm trùng thứ phát
► Hăm, nấm da, chàm, lang ben…
Và thuốc bôi Gentrisone chống chỉ định trong các trường hợp như:
► Không dùng thuốc bôi Gentrisone trẻ em dưới 2 tuổi
► Viêm da nặng, viêm loét hay bị bỏng không nên tự ý dùng thuốc
► Người bệnh dị ứng với nhóm aminoglycoside hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
► Loét da, lao dao, giang mai, viêm da do nhiễm virus Herpes.
► Eczema (chàm hóa) vùng trong tai bị thủng màng nhỉ
Chú ý: Trong quá trình điều trị các bệnh lý khác, việc sử dụng thuốc Gentrisone có thể ảnh hưởng đến việc điều trị. Do đó, người bệnh nên cung cấp các thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử dị ứng thuốc cho bác sĩ để được cân nhắc về việc sử dụng thuốc

Bảo quản thuốc gentrisone

Bảo quản thuốc gentrisone xa tầm tay trẻ em và vật nuôi
Để không làm mất công dụng của thuốc, thuốc không bị biến chất và có thể sử dụng trong thời gian dài, người bệnh cần bảo quản thuốc Gentrisone đúng cách. Cụ thể cách bảo quản thuốc bôi Gentrisone:
Bảo quản thuốc Gentri sone ở nhiệt độ phòng để thuốc không bị hỏng hay biến chất.
♦ Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, cũng không bảo quản thuốc ở những nơi có nhiệt độ thấp. Vì những môi trường này đều có thể làm thay đổi thành phần của thuốc bôi Gentrisone khiến thuốc mất đi công dụng hoặc biến chất. Khi sử dụng có thể gây hại cho cơ thể người bệnh.
♦ Bảo quản thuốc xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi.
♦ Khi thuốc hết hạn sử dụng, người bệnh không nên vứt thuốc bừa bãi trong nhà hay bỏ thuốc vào bồn vệ sinh mà nên tìm hiểu phương pháp xử lý thích hợp.
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Những điều người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc gentrisone

Thận trọng

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc bôi Gentrisone, khi sử dụng thuốc người bệnh cần thận trọng các vấn đề sau:
♦ Không bôi thuốc lên vùng da nhạy cảm như da mặt, vùng da gần mắt. Không tự ý dùng thuốc Gentrison trên phạm vi rộng. Trường hợp cần điều trị trên diện rộng người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định dùng loại thuốc phù hợp hơn.
♦ Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì thuốc có khả năng sẽ gây kích ứng da.
♦ Hiện nay, tuy vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu xác định rủi ro khi sử dụng thuốc Gentrisone với phụ nữ mang thai hay cho con bú. Nhưng trước khi dùng thuốc nhóm đối tượng này nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
♦ Ngoài ra, nếu người bệnh đang dùng các thực phẩm chức năng hay các loại thuốc khác như: thảo dược, thuốc được kê toa hay không kê toa… đều cần phải thông báo với bác sĩ.
Không bôi thuốc lên vùng da gần mắt để tránh gây kích ứng da

Tương tác thuốc

► Tương tác thuốc là hiện tượng khó tránh khỏi khi dùng chung nhiều loại thuốc điều trị bệnh lý khác nhau cùng một lúc. Thuốc Gentrisone có thể tương tác với các loại thuốc như: Actinomycin, Heparin, Clindamycin, Doxorubicin, Sulfafurazol, Chloramphenicol, Ibuprofen, thuốc ngừa thai…
► Thuốc Gentrisone có thể mất di tác dụng, hoặc làm thay đổi khả năng của các loại thuốc khác nếu người bệnh dùng chung với nhau do tương tác thuốc.
► Do đó, để hạn chế tình trạng tương tác thuốc, người bệnh có thể liệt kê danh sách các loại thuốc mình đang dùng, bao gồm: các loại thực phẩm chức năng, thảo dược, thuốc kê toa và không kê toa…
► Nếu xuất hiện tình trạng tương tác thuốc, các bác sĩ sẽ giúp người bệnh điều chỉnh lại liều lượng thuốc để hạn chế tình trạng này.

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc gentrisone

Phần lớn những trường hợp dùng thuốc Gentrisone đúng liều lượng quy định và theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ ít gặp phải các tương tác thuốc. Tuy nhiên, nếu tự ý sử dụng thuốc, bảo quản thuốc không đúng cách, sử dụng thuốc hết hạn sử dụng… thì người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
► Giãn da, ngứa ngáy, phát ban, lột da
► Da nóng rát và nổi mề day, vùng da bôi thuốc bị chảy dịch.
► Dị ứng toàn thân, giảm sắc hồng cầu
► Rậm lông, viêm nang lông, khô da, nổi mụn, giảm sắc tố da, teo da, kích ứng da, viêm da bội nhiễm… nếu dùng thuốc Gentrisone liều cao trên diện rộng.
Những tác dụng phụ kể trên tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu cũng như có thể gây tổn hại đến da. Chính vì vậy, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng và chỉ định của bác sĩ.

Một vài lưu ý khác khi dùng thuốc Gentrisone

Thời điểm nên dừng sử dụng thuốc gentrisone
Dừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ khi bệnh không thuyên giảm
Người dùng nên tạm ngưng hoặc dừng sử dụng thuốc Gentrisone khi xuất hiện các dấu hiệu như:
► Vùng da bôi thuốc bị kích ứng hoặc có dấu hiệu mẫn cảm với thuốc
► Nếu người bệnh đã dùng thuốc đều đặn trong khoảng 5 – 7 ngày nhưng các triệu chứng viêm da không có dấu hiệu thuyên giảm, thì nên dừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ.
Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu liều hoặc quá liều
► Trong quá trình điều trị bằng thuốc Gentrisone, nếu người bệnh quên dùng 1 liều thì hãy bôi thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến giờ bôi thuốc tiếp theo, người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và bôi thuốc theo đúng thời gian cho liều tiếp theo.
► Bôi thuốc thiếu liều không gây nguy hiểm, nhưng việc làm này có thể làm giảm hoặc đánh mất công dụng của thuốc. Vì thế, để đảm bảo hiệu quả điều trị người bệnh nên ghi nhớ và bôi thuốc đều đặn.
► Sử dụng thuốc Gentrisone quá liều có thể gây kích ứng da. Ngay khi nhận ra mình dùng thuốc quá liều, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để xử lý ngay, tránh để vùng da bị tổn thương.
Lời khuyên:
Các bác sĩ thuộc Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết, việc dùng thuốc Gentrisone hay bất kỳ loại thuốc nào khác cũng cần có sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ. Vì thế, khi mắc bệnh dù là bệnh ngoài da nhưng người bệnh cũng cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định rõ tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, sau đó sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị thích hợp, mang lại hiệu quả cao.
Như vậy, nội dung bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc của người bệnh về thuốc Gentrisone cũng như chia sẻ cách sử dụng thuốc đúng và an toàn.

Mang đến sức khỏe cho bạn là niềm vinh hạnh của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
✚ Địa chỉ: số 80 – 82 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5, TPHCM
✚ Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết)
✚ Website: https://bit.ly/3gMvFRY
✚ Hotline: 028. 3923 9999 – tư vấn miễn phí 24/7
✚ Kênh youtube: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu

https://narihealthy.wordpress.com/2020/06/03/viem-da-do-kich-ung-voi-corticoid/

http://giadinh.net.vn/song-khoe/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-noi-giup-ban-yen-tam-trao-goi-suc-khoe-20200520080142017.htm
https://thanhnien.vn/ban-can-biet/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-dia-chi-chua-benh-tai-tphcm-1182700.html
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-trao-suc-khoe-van-niem-tin-c683a1125999.html
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/cat-bao-quy-dau-cong-nghe-han-quoc-tai-phong-kham-da-khoa-hoan-cau-627775.html
https://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/y-te/kham-chua-tai-mui-hong-hieu-qua-tai-phong-kham-da-khoa-hoan-cau-a315679.html

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.