Sơ lược về cây xuyên khung
Từ lâu, cây xuyên khung được biết đến là dược liệu quý, thường được
các danh y sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa cảm mạo phong
hàn, đau đầu, hoa mắt, rối loạn kinh nguyệt, đầy hơi chướng bụng, xương
khớp, tim mạch… Để hiểu rõ hơn về các bài thuốc từ cây xuyên khung, mời quý độc giả tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Thông tin về cây xuyên khung
⧫ Tên gọi: Xuyên khung
⧫ Tên gọi khác: Khung cùng (Bản Kinh), Hương thảo (Ngô Phổ Bản Thảo), Sơn cúc cùng (Tả Truyền), Hồ cùng, Mã hàm khung cùng (Biệt Lục), Tước não khung, Kinh khung (Bản Thảo Đồ Kinh), Quý cùng (Trân Châu Nang), Phủ khung (Đan Khê Tâm Pháp), Đài khung (Bản Thảo Mông Thuyên), Tây khung (Cương Mục), Đỗ khung , Dược cần, Cửu nguyên xuẩn, Xà hưu thảo, Xà ty thảo, Kinh khung (Hòa Hán Dược Khảo), Giả mạc gia (Kim Quang Minh Kinh).
⧫ Tên khoa học: Ligusticum wallichii Franch
⧫ Phân nhóm: Thuộc họ Hoa tán (Apiaceae)
⧫ Tính vị: Vị cay, hơi ngọt, cay nhẹ, tính ấm (được quy vào 3 kinh phế, đởm và tâm bào)
– Thân cây mọc thẳng (ít đâm cành), ruột cây rỗng, mặt ngoài của cây có đường gân dọc, không có lông.
– Lá xuyên khung mọc so le với nhau, kép 2-3 lần; lá chét có 3-5 đôi, phần cuống dài từ 9-17cm, phía dưới ôm lấy thân cây; phiến lá rách sâu. Khi dùng tay vò lá sẽ có mùi thơm nhẹ.
– Hoa của cây xuyên khung nhỏ, dạng cánh hình quả trứng ngược, màu trắng, họp thành tán kép (mỗi tán có từ 10-24 hoa), có cuống tán phụ ngắn (khoảng chừng 1cm). Hoa thường ra và nở rộ vào khoảng tháng 7-9 trong năm.
– Quả của xuyên khung song bế, thon dài và có dạng hình trứng.
– Củ cây xuyên khung (đào lên) có kích thước khoảng chừng một nắm tay, bề ngoài màu đen, có nổi các cục xù xì. Bên trong củ có màu trắng vàng, có các vằn tròn. Khi sờ tay thấy chắc, nặng; mùi thơm, vị đắng, hơi tê ở đầu lưỡi…
Cây có nguồn gốc bản địa là ở Trung Quốc (chủ yếu phân bổ ở vùng Tây Bắc Vân nam).
Hiện nay, các giống xuyên khung đã được trồng tại các nước như Ấn Độ, Nepal (loài di thực). Ở Việt Nam, cây thảo dược này được tìm thấy nhiều ở những vùng có khí hậu tương đối mát mẻ như: Lào Cai, Thái Nguyên, Hưng Yên và Tam Đảo… có thể do mọc hoang hoặc người dân trồng.
Bộ phận chủ yếu được sử dụng để bào chế thành các bài thuốc là rễ và củ của cây xuyên khung.
Củ (thân rễ) được thu hoạch làm thuốc phải kích thước lớn, vỏ ngoài đen, bên trong trắng, có vân tròn, cầm chắc tay, không bị thối nát. Do đó ít nhất phải được trồng 2 năm mới thu hoạch
♦ Bào chế bài thuốc từ cây xuyên khung
Tùy vào mục đích sử dụng mà củ (thân rễ) xuyên khung được bào chế nhiều cách khác nhau. Một số cách phổ biến có thể kể đến là:
➝ Rửa sạch củ xuyên khung, ngâm trong nước (khoảng 60 phút), đem đi ủ cho mềm ra, thời gian ủ khoảng 12 tiếng cho mềm; sau đó thái thành từng lát mỏng khoảng 1mm và đem đi phơi khô (nên phơi vài nắng).
➝ Hoặc có thể thái lát mỏng, dùng để ngâm rượu với liều lượng trung bình 8l rượu – 640g xuyên khung; sau đó sao trên lửa nóng đến khi xuyên khung ngả màu đen, để nguội và đem ra sử dụng dần dần.
➝ Ngâm củ xuyên khung trong nước sau đó vớt ra, để ráo và đem đi ủ mềm; thái phiến, phơi khô để dùng sống hoặc ngâm rượu một thời gian là lấy ra sử dụng.
➝ Một cách khác nữa là rửa sạch củ xuyên khung, đem đi ủ khoảng 2-3 ngày/đêm cho mềm; sau đó thái thành các lát mỏng 1-2mm, sấy khô trên lửa nhỏ hoặc phơi nắng. Khi cần dùng thì lấy ra sao sơ qua lửa hoặc tẩm rượu rồi dùng.
♦ Cách bảo quản
Nên bảo quản vị thuốc xuyên khung này ở nơi khô, mát không bị ẩm ướt (như buồng tắm) hoặc nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Tốt hơn nên bỏ trong bì kín hoặc hộp kín để tránh tiếp xúc nhiều với không khí, nước gây ẩm mốc.
Trong một nghiên cứu gần đây của nhà khoa học Trung Quốc thì trong xuyên khung có Saponin, acid a ngùy và dầu bay hơi. Một nghiên cứu khác cho thấy trong xuyên khung có 3 chất kết tinh và trong đó có sự tồn tại của Perlolyrine.
(1) Nghiên cứu trên loài ếch/ cóc cho thấy nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn, ra mồ hôi nhẹ, co bóp tim tăng, nhịp tim chậm lại. Tuy nhiên, khi đem đi tiêm tĩnh mạch làm ức chế tim, giãn tĩnh mạch, tim ngừng đập.
(2) Thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu ngoại vi, tăng lưu lượng máu ở mạch vành. Khi sử dụng liều cao sẽ làm hạ huyết áp xuống.
(3) Thuốc làm ức chế sự ngưng tập của tiểu cầu và cản trở sự hình thành máu cục sau khi cấy da.
(4) Chiết xuất từ xuyên khung có tác dụng làm giãn mạch, tăng lưu thông máu ở mạch vành, hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu oxy tim.
(5) Hoạt chất từ xuyên khung cũng có tác dụng an thần rõ rệt, tăng tác dụng gây ngủ của thuốc natri barbital và đối kháng với cafein gây hưng phấn trung khu thần kinh.
(6) Kích thích tăng lưu lượng máu não, giảm phù não, phòng chống chứng thiếu máu não, đau nửa đầu; hỗ trợ trong điều trị điếc tai (bộc phát do thần kinh)
(7) Ở liều thấp, xuyên khung còn có tác dụng tăng co bóp các cơ ở tử cung, tăng nhu động ruột; nếu dùng lượng lớn sẽ làm các cơ tê liệt.
(8) Xuyên khung còn có tác dụng trong kháng khuẩn, trị chứng thiếu vitamin E, chống nấm ngoài da, chống phóng xạ,…
➦ Nghiên cứu của y học cổ truyền:
Nghiên cứu từ y học cổ truyền đúc kết lại cho thấy, xuyên khung có tác dụng lớn trong hoạt huyết hành khí, khu phong chỉ thống chủ trị các chứng bệnh sau:
+ Rối loạn kinh nguyệt, bế kinh thống kinh
+ Khó sanh, sau sanh đau bụng
+ Ngực sườn đau tức
+ Chân tay tê dại
+ Mụn nhọt đau nhức
+ Chấn thương té ngã
+ Đau đầu, đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt
+ Chứng phong thấp tý, đau nhức xương khớp
+ Chữa đau răng…
** Và nhiều tác dụng khác chưa được đề cập, liên hệ với lương y để nắm rõ về bài thuốc hoặc công dụng để được hướng dẫn sử dụng.
➠ Bài thuốc xuyên khung trị đau bụng ở phụ nữ có thai: Dùng nguyên liệu gồm xuyên khung (80g), cam thảo (80g), ngải diệp (120g), đương quy (120g), thược dược (160g), can địa hoàng (240g)… hỗn hợp đem sắc uống.
➠ Trị chảy máu chân răng, hôi miệng: Sắc thuốc từ rễ (thân) xuyên khung, sau đó để nguội và ngậm hằng ngày. Kiên trì sử dụng liên tục, ngày 2 lần (sáng – tối trước khi đi ngủ)
➠ Bài thuốc xuyên khung trị đau bụng kinh: Sử dụng hỗn hợp các nguyên liệu bao gồm xuyên khung, bạch thược, đương quy, đào nhân… đem đi sắc uống.
➠ Trị kinh nguyệt không đều: Bài thuốc dùng xuyên khung (8g), đương quy (12g) đem hỗn hợp đi sắc với rượu và nước (tỉ lệ ngang nhau) cho đến khi còn 1 chén và uống.
➠ Xuyên khung trị ngực đau: Lấy củ xuyên khung (lựa củ lớn, già) đem đi xét mỏng, tán bột; sau đó sấy với rượu và uống.
➠ Trị đau đầu, hoa mắt, nhiệt trong người: Chuẩn bị hòe tử (40g) và xuyên khung (40g) đem đi tán thành bột mịn. Mỗi lần uống dùng 12g pha với nước trà ấm và uống.
➠ Hạ huyết từ bài thuốc xuyên khung: Bài thuốc gồm các vị sau: xuyên khung, ngũ vị tử, hoàng kỳ, thục địa, sơn thù, đỗ trọng, nhân sâm… đem đi sắc dưới lửa nhỏ.
➠ Bài thuốc xuyên khung trị đau khớp: Bài thuốc bao gồm xuyên khung (6g), bạc hà (6g), khương hoạt (8g), bạch chỉ (12g), kinh giới (12g), tế tân (4g), phòng phong (12g)… đem đi sắc uống.
➠ Trị khí huyết kém, đau đầu từ cây xuyên khung: Nguyên liệu gồm thiên thai ô dược (8g), xuyên khung (8g) đem đi tán bột và uống với nước trà hằng ngày, mỗi lần sử dụng không quá 8g.
➠ Bài thuốc từ cây xuyên khung trị ói mửa: Dùng xuyên khung (40g), tam lăng (40g) đem đi tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g bột đem đi sắc với nước uống.
➠ Cây xuyên khung chữa chứng ung nhọt, sưng đau: Sử dụng xuyên khung (tán thành bột mịn) sau đó trộn với dầu mè, khinh phấn và bôi vào chỗ ung, nhọt.
➠ Cây xuyên khung trị sườn, ngực căng tức: Bài thuốc bao gồm xuyên khung, bạch truật, hương phụ, thương truật… với liều lượng bằng nhau, đem đi tán thành bột mụn trộn với hồ và làm thành hoàn. Mỗi lần uống từ 8-10g với nước ấm.
https://danhnguyenth.blogspot.com/
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÂY XUYÊN KHUNG
Cây xuyên khung được xếp vào nhóm những dược liệu quý và có xuất xứ từ Trung Quốc. Hiện nay, cây thuốc này trồng rất nhiều ở nước ta và có mặt thường xuyên trong các thang thuốc bắc.Thông tin về cây xuyên khung
⧫ Tên gọi: Xuyên khung
⧫ Tên gọi khác: Khung cùng (Bản Kinh), Hương thảo (Ngô Phổ Bản Thảo), Sơn cúc cùng (Tả Truyền), Hồ cùng, Mã hàm khung cùng (Biệt Lục), Tước não khung, Kinh khung (Bản Thảo Đồ Kinh), Quý cùng (Trân Châu Nang), Phủ khung (Đan Khê Tâm Pháp), Đài khung (Bản Thảo Mông Thuyên), Tây khung (Cương Mục), Đỗ khung , Dược cần, Cửu nguyên xuẩn, Xà hưu thảo, Xà ty thảo, Kinh khung (Hòa Hán Dược Khảo), Giả mạc gia (Kim Quang Minh Kinh).
⧫ Tên khoa học: Ligusticum wallichii Franch
⧫ Phân nhóm: Thuộc họ Hoa tán (Apiaceae)
⧫ Tính vị: Vị cay, hơi ngọt, cay nhẹ, tính ấm (được quy vào 3 kinh phế, đởm và tâm bào)
TÌM HIỂU CÁC THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ VỀ CÂY XUYÊN KHUNG
Rất nhiều người trong chúng ta từng nghe nói về cây xuyên khung với nhiều cái tên khác nhau hoặc đã từng bắt gặp ở đâu đó, tuy nhiên lại không thực sự hình dung, nắm rõ về cây thuốc này. Những thông tin dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn đầy đủ về cây thuốc này.➤ Mô tả đặc điểm hình thái của cây
– Xuyên khung là giống cây thân thảo, có sức sống dai (lâu năm); chiều cao của cây trưởng thành khoảng từ 30-120cm– Thân cây mọc thẳng (ít đâm cành), ruột cây rỗng, mặt ngoài của cây có đường gân dọc, không có lông.
– Lá xuyên khung mọc so le với nhau, kép 2-3 lần; lá chét có 3-5 đôi, phần cuống dài từ 9-17cm, phía dưới ôm lấy thân cây; phiến lá rách sâu. Khi dùng tay vò lá sẽ có mùi thơm nhẹ.
– Hoa của cây xuyên khung nhỏ, dạng cánh hình quả trứng ngược, màu trắng, họp thành tán kép (mỗi tán có từ 10-24 hoa), có cuống tán phụ ngắn (khoảng chừng 1cm). Hoa thường ra và nở rộ vào khoảng tháng 7-9 trong năm.
– Quả của xuyên khung song bế, thon dài và có dạng hình trứng.
– Củ cây xuyên khung (đào lên) có kích thước khoảng chừng một nắm tay, bề ngoài màu đen, có nổi các cục xù xì. Bên trong củ có màu trắng vàng, có các vằn tròn. Khi sờ tay thấy chắc, nặng; mùi thơm, vị đắng, hơi tê ở đầu lưỡi…
➤ Phạm vi phân bố
Cây xuyên khung thường mọc ở những nơi râm, mát như khu vực các sườn đồi; rừng có độ cao trên 1.500m đến 3.500m (so với mực nước biển).Cây có nguồn gốc bản địa là ở Trung Quốc (chủ yếu phân bổ ở vùng Tây Bắc Vân nam).
Hiện nay, các giống xuyên khung đã được trồng tại các nước như Ấn Độ, Nepal (loài di thực). Ở Việt Nam, cây thảo dược này được tìm thấy nhiều ở những vùng có khí hậu tương đối mát mẻ như: Lào Cai, Thái Nguyên, Hưng Yên và Tam Đảo… có thể do mọc hoang hoặc người dân trồng.
➤ Các bộ phận được sử dụng làm thuốc & hướng dẫn thu hái, bảo quản
♦ Thu hái bộ phận sử dụng làm thuốcBộ phận chủ yếu được sử dụng để bào chế thành các bài thuốc là rễ và củ của cây xuyên khung.
Củ (thân rễ) được thu hoạch làm thuốc phải kích thước lớn, vỏ ngoài đen, bên trong trắng, có vân tròn, cầm chắc tay, không bị thối nát. Do đó ít nhất phải được trồng 2 năm mới thu hoạch
♦ Bào chế bài thuốc từ cây xuyên khung
Tùy vào mục đích sử dụng mà củ (thân rễ) xuyên khung được bào chế nhiều cách khác nhau. Một số cách phổ biến có thể kể đến là:
➝ Rửa sạch củ xuyên khung, ngâm trong nước (khoảng 60 phút), đem đi ủ cho mềm ra, thời gian ủ khoảng 12 tiếng cho mềm; sau đó thái thành từng lát mỏng khoảng 1mm và đem đi phơi khô (nên phơi vài nắng).
➝ Hoặc có thể thái lát mỏng, dùng để ngâm rượu với liều lượng trung bình 8l rượu – 640g xuyên khung; sau đó sao trên lửa nóng đến khi xuyên khung ngả màu đen, để nguội và đem ra sử dụng dần dần.
➝ Ngâm củ xuyên khung trong nước sau đó vớt ra, để ráo và đem đi ủ mềm; thái phiến, phơi khô để dùng sống hoặc ngâm rượu một thời gian là lấy ra sử dụng.
➝ Một cách khác nữa là rửa sạch củ xuyên khung, đem đi ủ khoảng 2-3 ngày/đêm cho mềm; sau đó thái thành các lát mỏng 1-2mm, sấy khô trên lửa nhỏ hoặc phơi nắng. Khi cần dùng thì lấy ra sao sơ qua lửa hoặc tẩm rượu rồi dùng.
♦ Cách bảo quản
Nên bảo quản vị thuốc xuyên khung này ở nơi khô, mát không bị ẩm ướt (như buồng tắm) hoặc nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Tốt hơn nên bỏ trong bì kín hoặc hộp kín để tránh tiếp xúc nhiều với không khí, nước gây ẩm mốc.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ TỪ XUYÊN KHUNG
Để có thể bào chế thuốc sử dụng đúng mục đích an toàn cần tìm hiểu cụ thể các thành phần hóa học có trong cây thuốc cũng như các tác dụng dược lý.➤ Thành phần hóa học
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, trong cây xuyên khung có rất nhiều các thành phần hóa học như: Perlolyrine, Protocatechuic acid, Alkaloid, saponin, Ligustilide, Wallichilide, 3-Butylidene-7-Hydroxyphthalide, Tetramethylpyrazine, Butylphthalide, Hydroxybenzoic acid, 1-5-Hydroxymethyl-2-Furyl-9H-pyrido… và một số hoạt chất khác.Trong một nghiên cứu gần đây của nhà khoa học Trung Quốc thì trong xuyên khung có Saponin, acid a ngùy và dầu bay hơi. Một nghiên cứu khác cho thấy trong xuyên khung có 3 chất kết tinh và trong đó có sự tồn tại của Perlolyrine.
➤ Tác dụng dược lý
➦ Nghiên cứu của y học hiện đại(1) Nghiên cứu trên loài ếch/ cóc cho thấy nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn, ra mồ hôi nhẹ, co bóp tim tăng, nhịp tim chậm lại. Tuy nhiên, khi đem đi tiêm tĩnh mạch làm ức chế tim, giãn tĩnh mạch, tim ngừng đập.
(2) Thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu ngoại vi, tăng lưu lượng máu ở mạch vành. Khi sử dụng liều cao sẽ làm hạ huyết áp xuống.
(3) Thuốc làm ức chế sự ngưng tập của tiểu cầu và cản trở sự hình thành máu cục sau khi cấy da.
(4) Chiết xuất từ xuyên khung có tác dụng làm giãn mạch, tăng lưu thông máu ở mạch vành, hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu oxy tim.
(5) Hoạt chất từ xuyên khung cũng có tác dụng an thần rõ rệt, tăng tác dụng gây ngủ của thuốc natri barbital và đối kháng với cafein gây hưng phấn trung khu thần kinh.
(6) Kích thích tăng lưu lượng máu não, giảm phù não, phòng chống chứng thiếu máu não, đau nửa đầu; hỗ trợ trong điều trị điếc tai (bộc phát do thần kinh)
(7) Ở liều thấp, xuyên khung còn có tác dụng tăng co bóp các cơ ở tử cung, tăng nhu động ruột; nếu dùng lượng lớn sẽ làm các cơ tê liệt.
(8) Xuyên khung còn có tác dụng trong kháng khuẩn, trị chứng thiếu vitamin E, chống nấm ngoài da, chống phóng xạ,…
➦ Nghiên cứu của y học cổ truyền:
Nghiên cứu từ y học cổ truyền đúc kết lại cho thấy, xuyên khung có tác dụng lớn trong hoạt huyết hành khí, khu phong chỉ thống chủ trị các chứng bệnh sau:
+ Rối loạn kinh nguyệt, bế kinh thống kinh
+ Khó sanh, sau sanh đau bụng
+ Ngực sườn đau tức
+ Chân tay tê dại
+ Mụn nhọt đau nhức
+ Chấn thương té ngã
+ Đau đầu, đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt
+ Chứng phong thấp tý, đau nhức xương khớp
+ Chữa đau răng…
** Và nhiều tác dụng khác chưa được đề cập, liên hệ với lương y để nắm rõ về bài thuốc hoặc công dụng để được hướng dẫn sử dụng.
THAM KHẢO CÁC BÀI THUỐC TỪ CÂY XUYÊN KHUNG
Các bộ phận của cây xuyên không có thể chế biến thành nhiều bài thuốc khác như, ở dạng sắc (thang) thuốc uống, làm thành viên hoàn… có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác.➠ Bài thuốc xuyên khung trị đau bụng ở phụ nữ có thai: Dùng nguyên liệu gồm xuyên khung (80g), cam thảo (80g), ngải diệp (120g), đương quy (120g), thược dược (160g), can địa hoàng (240g)… hỗn hợp đem sắc uống.
➠ Trị chảy máu chân răng, hôi miệng: Sắc thuốc từ rễ (thân) xuyên khung, sau đó để nguội và ngậm hằng ngày. Kiên trì sử dụng liên tục, ngày 2 lần (sáng – tối trước khi đi ngủ)
➠ Bài thuốc xuyên khung trị đau bụng kinh: Sử dụng hỗn hợp các nguyên liệu bao gồm xuyên khung, bạch thược, đương quy, đào nhân… đem đi sắc uống.
➠ Trị kinh nguyệt không đều: Bài thuốc dùng xuyên khung (8g), đương quy (12g) đem hỗn hợp đi sắc với rượu và nước (tỉ lệ ngang nhau) cho đến khi còn 1 chén và uống.
➠ Xuyên khung trị ngực đau: Lấy củ xuyên khung (lựa củ lớn, già) đem đi xét mỏng, tán bột; sau đó sấy với rượu và uống.
➠ Trị đau đầu, hoa mắt, nhiệt trong người: Chuẩn bị hòe tử (40g) và xuyên khung (40g) đem đi tán thành bột mịn. Mỗi lần uống dùng 12g pha với nước trà ấm và uống.
➠ Hạ huyết từ bài thuốc xuyên khung: Bài thuốc gồm các vị sau: xuyên khung, ngũ vị tử, hoàng kỳ, thục địa, sơn thù, đỗ trọng, nhân sâm… đem đi sắc dưới lửa nhỏ.
➠ Bài thuốc xuyên khung trị đau khớp: Bài thuốc bao gồm xuyên khung (6g), bạc hà (6g), khương hoạt (8g), bạch chỉ (12g), kinh giới (12g), tế tân (4g), phòng phong (12g)… đem đi sắc uống.
➠ Trị khí huyết kém, đau đầu từ cây xuyên khung: Nguyên liệu gồm thiên thai ô dược (8g), xuyên khung (8g) đem đi tán bột và uống với nước trà hằng ngày, mỗi lần sử dụng không quá 8g.
➠ Bài thuốc từ cây xuyên khung trị ói mửa: Dùng xuyên khung (40g), tam lăng (40g) đem đi tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g bột đem đi sắc với nước uống.
➠ Cây xuyên khung chữa chứng ung nhọt, sưng đau: Sử dụng xuyên khung (tán thành bột mịn) sau đó trộn với dầu mè, khinh phấn và bôi vào chỗ ung, nhọt.
➠ Cây xuyên khung trị sườn, ngực căng tức: Bài thuốc bao gồm xuyên khung, bạch truật, hương phụ, thương truật… với liều lượng bằng nhau, đem đi tán thành bột mụn trộn với hồ và làm thành hoàn. Mỗi lần uống từ 8-10g với nước ấm.
https://danhnguyenth.blogspot.com/
Không có nhận xét nào