Liên hệ tư vấn

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hồng Cường

Thuốc Atenolol ngăn ngừa bệnh tim mạch

Nếu ai đã từng sử dụng thuốc Atenolol thì sẽ biết đây là loại thuốc được sử dụng với các bệnh liên quan đến tim mạch. Điển hình có thể thấy như là bệnh tăng huyết áp. Đau thắt ngực mãn tính, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim… Để bạn hiểu rõ hơn về thuốc Atenolol nội dung được chia sẻ của bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời chính xác!

GIỚI THIỆU THUỐC ATENOLOL

Với Atenolol thì đây là thuốc thuộc nhóm tim mạch. Nó có tên biệt dược là Catenol 50, Atenolol, Sinil Atenolol hoặc Betacarrd 50. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, dung dịch tiêm tĩnh mạch hoặc viên nén bao phim.

1. Về thành phần

Bên trong Atenolol chính là sự kết hợp giữa hoạt chất Atenolol cùng với thành phần tá dược vừa đủ trong một viên (viên nén, viên nén bao phim hoặc là dung dịch tiêm tĩnh mạch).

2. Về công dụng

Dùng thuốc Atenolol giúp ngăn ngừa và chữa trị các tình trạng bệnh lý bao gồm: Tình trạng tăng huyết áp, bị nhồi máu cơ tim ở 12 giờ đầu, bị đau thắt ngực mạn tính ổn định, dự phòng loạn nhịp nhanh trên thất hoặc dự phòng sau nhồi máu cơ tim.
Mặc khác thuốc Atenolol còn được dùng trong những trường hợp như giúp ức chế trung tâm vận mạch hoặc ức chế giải phóng renin cho thận.
Lưu ý: Có thể Atenolol được dùng cho một số trường hợp vẫn chưa được liệt kê ở bài viết.

3. Chống chỉ định dùng thuốc

Thuốc được chống chỉ định cho những trường hợp bao gồm:
→ Bệnh nhân nếu quá mẫn cảm với hoạt chất Atenolol hoặc là bất cứ thành phần nào bên trong thuốc.
→ Với đối tượng bị chậm nhịp xoang hoặc bloc nhĩ thất độ 2 hay độ 3.
→ Đối tượng với tiền sử hoặc vẫn đang bị sốc tim, suy tim sung huyết, suy thất phải thứ phát vì tăng áp phổi.
→ Bệnh nhân đang dùng Verapamil.
→ Đối tượng trẻ em.
→ Đối tượng phụ nữ đang giai đoạn mang thai hoặc cho con bú.
Với Atenolol thì đây là thuốc thuộc nhóm tim mạch

4. Cách dùng cùng liều lượng dùng

Về cách dùng:
Đối với thuốc Atenolol dạng viên nén hoặc viên nén bao phim
Thuốc sẽ được dùng với bệnh nhân qua đường miệng. Người bệnh cần uống trọn viên thuốc với một cốc nước đầy. Nó sẽ giúp người bệnh tránh được những tác dụng phụ có liên quan đến dạ dày nếu dùng thuốc dài ngày hay dùng với liều lượng cao. Tuyệt đối không được tán nhuyễn, nhai thuốc trước khi nuốt vì sẽ gây vỡ cấu trúc thuốc.
Đối với thuốc Atenolol dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch
Sẽ được dùng với cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc tiêm ở dưới da.

5. Về liều lượng dùng

Tùy vào mức độ bệnh lý cũng như tình trạng sức khỏe mà liều sử dụng Atenolol ở mỗi người sẽ không giống nhau:
→ Với người điều trị tăng huyết áp
Dùng liều khởi đầu từ 25 đến 50mg/ lần/ ngày.
Với trường hợp chưa đáp ứng tối ưu 1 đến 2 tuần điều trị cùng thuốc thì lúc này người bệnh cần tăng liều lên khoảng 100mg/ ngày. Hơn nữa bệnh nhân cũng có thể kết hợp chung với thuốc Atenolol cùng thuốc giãn mạch ngoại biên hoặc thuốc lợi tiểu để hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.
→ Với tình trạng rối loạn nhịp nhanh trên thất
Liều sử dụng khuyến cáo từ 50 đến 100mg/ ngày.
→ Với tình trạng đau thắt ngực
Liều dùng khuyến cáo từ 50 đến 100mg/ ngày.
→ Với bệnh nhân chức năng thận giảm
Bệnh nhân độ thanh thải cretinin khoảng 15 đến 35ml/ phút thì dùng tối đa 50mg/ ngày.
Bệnh nhân độ thanh thải creatinin dưới 15 đến 35ml/ phút thì dùng tối đa 50mg/ ngày nhưng 2 ngày dùng 1 liều.
→ Với điều trị sớm nhồi máu cơ tim
Liều dùng khuyến cáo sẽ là tiêm tĩnh mạch thuốc Atenolol 5mg trong thời gian 5 phút. 10 phút sau sẽ được tiêm nhắc lại 1 liều.
Lưu ý: Với người cao tuổi thì có thể giảm hoặc tăng nhạy cảm tác dụng của thuốc. Trường hợp bệnh nhân dung nạp tổng liều 10mg theo hình thức tiêm tĩnh mạch thì lúc này bệnh nhân có thể dùng viên nén hoặc dùng viên nén bao phim Atenolol 10 phút sau lần tiêm cuối cùng. Lúc này thì liều dùng như sau:
Liều dùng ban đầu 50mg/ lần và dùng thêm 50mg thuốc sau thời gian 12 giờ. Lưu ý dùng liên tục từ 6 đến 9 ngày hoặc đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm. Dùng với liều lượng 100mg/ ngày.

6. Cách bảo quản thuốc

Dạng viên nén và viên nén bao phim: Bảo quản nhiệt độ phòng khoảng 20 đến 25 độ. Thuốc cần bảo quản ở lọ có màu, trong vỉ thuốc hoặc là trong bao bì kín. Đảm bảo tránh không để thuốc trực tiếp cùng ánh sáng trực tiếp.
Dạng tiêm tĩnh mạch: Cần bảo quản ở nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C. Ngoài ra thì cần giữ thuốc Atenolol tiêm ở bao gói kín đến khi cần dùng. Không được để thuốc tiếp xúc trực tiếp cùng ánh sáng.
Cần có cách bảo quản thuốc chính xác

LƯU Ý CẦN NẮM KHI DÙNG THUỐC ATENOLOL

1. Khuyến cáo dùng thuốc

Thuốc Atenolol có thể dùng thử với bệnh nhân tiền sử hoặc là hiện đang bị chứng co thắt phế quản có yêu cầu ngăn ngừa tác nhân gây ức chế beta. Nhưng khi dùng thì người bệnh cần phải thường xuyên đến bệnh viện để được theo dõi, kiểm tra. Ngoài ra thì bệnh nhân cũng cần dùng đồng thời với một số loại thuốc giãn phế quản đúng theo chỉ định, hướng dẫn liều dùng của bác sĩ chuyên khoa.
Khi dùng thuốc thì tình trạng hô hấp của bệnh nhân có thể sử dụng. Vì vậy trong trường hợp đó cần nên ngưng dùng và phải báo ngay với bác sĩ.
Bởi sự thay đổi dịch ở bên trong cơ thể nên thuốc Atenolol cùng một số loại thuốc ức chế beta khác sẽ làm cho tình trạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn.
Dùng thuốc Atenolol với liều cao nó có thể gây kích thích alpha adrenergic quá độ. Chính điều này gây nhịp tim chậm, ức chế tim, tăng huyết áp, nghẽn tim phản xạ. Mặc khác còn làm chứng co thắt phế quản thêm trầm trọng.
Với đối tượng tiền sử hoặc bản thân đang bị hạ đường huyết cần thận trọng khi dùng Atenolol. Ngoài ra bệnh nhân bị tiểu đường đang sử dụng Insulin hoặc thuốc uống giúp hạ đường huyết cần phải thường xuyên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe. Cần nghe theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa nếu muốn dùng thuốc Atenolol. Bởi vì chính hoạt chất bên trong thuốc nó có khả năng che giấu đi những triệu chứng hoặc dấu hiệu báo trước của cơn hạ đường huyết dạng cấp tính.
Khi chữa bệnh cùng thuốc Atenolol thì người bệnh lưu ý cần đến bệnh viện nhằm thực hiện đầy đủ những xét nghiệm như chức năng thận, gan, chức năng tạo máu.
Với bệnh nhân bị suy thận cần phải thận trọng khi chữa bệnh cùng thuốc Atenolol.
Chính việc ngưng dùng thuốc Atenolol đột ngột có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng mà đặc biệt là bệnh nhân bị đau thắt ngực. Có những báo cáo liên quan đến sự tăng vọt nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim thất với bệnh nhân ngưng thuốc điều trị. Do vậy bệnh nhân cần phải giảm thuốc từ từ trong 2 tuần nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe.
Với trường hợp khẩn cấp thì người bệnh nên giảm liều và ngưng sử dụng thuốc Atenolol ở thời gian ngắn hơn nhưng phải theo dõi bệnh lý cẩn thận. Nếu thấy đau thắt ngực nghiêm trọng và cơ thể xuất hiện tình trạng thiểu năng mạch vành cấp thì cần dùng thuốc Atenolol lại ngay.
Bởi vì Atenolol chính là tác nhân gây ức chế cạnh tranh chất chủ vận ở thể thụ beta adrenergic. Do đó với những phẫu thuật cấp thuốc có thể gây ra tác động ngược.
Bệnh nhân tiền sử bị suy tim nên cẩn thận khi sử dụng thuốc Atenolol. Bởi vì nó có thể làm giảm co bóp cơ tim gây suy tim.
Khi dùng thuốc Atenolol chữa bệnh thì người bệnh có thể gặp phải tình trạng hội chứng mắt, da, niêm mạc.
Người bệnh nếu thấy viêm tai, viêm kết mạc khô, nổi ban với dạng vẩy nến… thì nên ngưng dùng thuốc.
Với chị em phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai không được dùng Atenolol. Bởi vì thành phần trong thuốc có thể gây tác động qua nhau thai từ đó dẫn đến sảy thai. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc nếu quá cần và được chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Vì thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ gây ngộ độc. Do vậy trong khi dùng thuốc Atenolol thì mẹ không nên cho bé bú.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Khi dùng thuốc Atenolol thì người bệnh có thể sẽ gặp phải một số những tác dụng phụ như là: Suy tim sung huyết, bloc nhĩ thất, thở khò khè, ho, đánh trống ngực, co thắt phế quản, chậm nhịp tim, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, kéo dài đoạn P-R, đau ngực, hạ huyết áp thế đứng, đau chân, đau đầu, phù nề, ngất xỉu, lạnh tay chân, lo lắng, trầm cảm, ù tai, buồn ngủ, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban da, chảy máu cam, khô ngứa mắt, giảm ham muốn chăn gối, đau nhức toàn thân…
Lúc đó người bệnh cần ngưng sử dụng Atenolol và phải báo ngay với bác sĩ về tình trạng bạn thân.
Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng

3. Tương tác thuốc

Với Atenolol thì nó có thể gây tương tác cùng với một số loại thuốc bao gồm:
→ Verapamil: Làm bloc tim, tăng áp lực tâm thất cuối tâm trương, chậm nhịp tim… nguy hiểm.
→ Diltiazem: Tương tác thuốc làm cho nhịp tim chậm và nghiêm trọng. Đặc biệt với bệnh nhân tiền sử suy tâm thất hoặc dẫn truyền không bình thường trước đó.
→ Nifedipin: Gây hạ huyết áp nặng và làm tăng suy tim, đau thắt ngực nghiêm trọng.
→ Catecholamin: Làm hạ huyết áp, ngất xỉu, hạ huyết áp thế đứng.
→ Prazosin: Dẫn đến tình trạng hạ huyết áp thế đứng.
→ Clonidin: Gây tăng huyết áp một cách trầm trọng.
→ Quinidin cùng các thuốc chống nhịp tim nhóm 1: Gây tác dụng đồng thời lên cơ tim.
→ Ergotamin: Làm ức chế cơ tim và gây co thắt mạch ngoại biên.
→ Thuốc gây mê ở đường hô hấp Cloroform: Làm ức chế cơ tim cùng cường phế vị.
→ Insulin và thuốc chữa tiểu đường: Che lấp đi chứng nhịp tim nhanh vì hạ đường huyết.
→ Verapamil tiêm tĩnh mạch: Gây tăng tỉ lệ xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng.
→ Các loại thuốc tiêm tĩnh mạch: Gây ức chế co cơ tim.

4. Xử lý khi dùng Atenolol quá liều

Khi bị quá liều bệnh nhân thấy nhịp tim chậm, suy tim sung huyết, co thắt phế quản, tụt huyết áp…
Lúc đó thì bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc Atenolol. Đồng thời cần được bác sĩ theo dõi. Có thể áp dụng một số biện pháp nếu thấy cần thiết như:
Bloc tim độ 2 hoặc độ 3 sẽ dùng chất tạo nhịp tim qua tĩnh mạch hoặc sử dụng Isoproterenol.
Suy tim sung huyết: Nên dùng những trị liệu hiện hành.
Tim chậm: Nên dùng thuốc Atropine hoặc là thuốc kháng Cholinergic.
Hạ huyết áp: Tùy vào tác nhân đi kèm mà người bệnh dùng thuốc phù hợp.
Co thắt phế quản: Có thể sử dụng Isoproterenol hoặc Aminophylline
Hạ đường huyết: Có thể được truyền tĩnh mạch Isoproternol.

https://danhnguyenth.blogspot.com/

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.