Liên hệ tư vấn

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hồng Cường

Thuốc Cloramphenicol chống nhiễm khuẩn hiệu quả

Cloramphenicol chính là thuốc thuộc phân nhóm thuốc kháng nấm, chống nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus. Ngoài tên Cloramphenicol thì thuốc còn có tên là Cloramphenicole.

Cloramphenicol chính là thuốc thuộc phân nhóm thuốc kháng nấm

Tác dụng của thuốc

Đây là loại thuốc kháng sinh và nó được phân lập từ dòng khuẩn Streptomyces venezuelae. Nếu được sử dụng ở liều thông thường thì thuốc sẽ giúp kìm khuẩn. Nhưng khi được dùng theo liều cao thì hoạt chất giúp diệt vi khuẩn với độ nhạy cực kỳ cao.

Sản phẩm hấp thụ nhanh và mạnh thông qua đường tiêu hóa. Khi được dùng tại chỗ thì hoạt chất bên trong thuốc sẽ hấp thu vào trong thủy dịch. Mức độ phân bố thuốc khá là rộng và bao gồm phần lớn mô bên trong cơ thể. Hoạt chất Cloramphenicol sẽ được chuyển hóa ở gan đồng thời thải trừ qua đường tiểu từ 68 đến 99%.

Chỉ định dùng thuốc

Thuốc được chỉ định dùng cho những trường hợp bao gồm:

► Bệnh nhân bị zona mắt, đau mắt hột.

► Bệnh nhân nhiễm trùng phần trước mí, lệ đạo, mắt.

► Để phòng ngừa nhiễm trùng trước và sau khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa.

► Giúp phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng vì bỏng hóa chất hoặc là những loại bỏng khác.

► Được dùng mạnh mẽ trong việc bơm rửa hệ thống dẫn lưu của nước mắt.

► Điều trị tình trạng áp xe não vì tụ cầu.

Ngoài ra thuốc Cloramphenicol cũng có thể được chỉ định dùng cho nhiều những mục đích khác. Bệnh nhân nên trao đổi với bệnh nhân để được tư vấn cách sử dụng thuốc hiệu quả hơn.

Cách dùng và liều dùng thuốc

Bệnh nhân nên hỏi kỹ bác sĩ về cách và liều dùng. Bởi vì tùy thuộc vào từng đối tượng và bệnh lý thì cách sử dụng khác nhau:

Với dạng viên uống: Bệnh nhân dùng Cloramphenicol bằng đường uống và uống chung với nước lọc.

⇔ Với dạng thuốc nhỏ mắt: Bệnh nhân nhỏ trực tiếp vào mắt đúng liều dùng được chỉ định. Nhưng lưu ý không được để đầu thuốc tiếp xúc với mô mắt trực tiếp. Cần đảm bảo giữ khoảng cách nhất định mục đích hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến hư hại thuốc.

⇔ Với dạng thuốc mỡ tra mắt: Dùng thoa Cloramphenicol trực tiếp lên niêm mạc mắt bị tổn thương.

⇔ Với dạng thuốc bột pha tiêm: Nên pha hỗn hợp thuốc tiêm đúng theo công thức và sử dụng ngay sau khi vừa pha.

⇔ Với dạng viên đặt âm đạo: Cần làm ẩm thuốc Cloramphenicol rồi đặt vào âm đạo với dụng cụ hỗ trợ. Lưu ý cần vệ sinh dụng cụ sau khi dùng.

⇔ Với dạng kem cùng thuốc mỡ bôi da: Cần dùng lượng thuốc, kem vừa đủ. Thực hiện động tác thoa nhẹ nhàng lên khu vực da cần được chữa trị.

Lưu ý: Khi dùng Cloramphenicol ở dạng kem bôi, thuốc mỡ hoặc viên đặt âm đạo thì bệnh nhân cần vệ sinh tay trước và sau khi dùng. Ngoài ra cũng nên lưu ý giữ vệ sinh vùng kín khi điều trị tình trạng viêm nhiễm âm đạo.

Liều lượng khi dùng thuốc: Bệnh nhân dùng Cloramphenicol tùy vào dạng bào chế và mức độ nhiễm khuẩn cùng độ tuổi, triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra cũng tùy vào khả năng đáp ứng ở từng trường hợp:

Đối tượng dùng thuốc Cloramphenicol là người trưởng thành:

⇔ Nếu là viên uống thì mỗi ngày dùng từ 1 đến 2g và chia thành 4 liều dùng bằng nhau.

⇔ Nếu là dạng thuốc bột pha tiêm thì dùng 50mg/kg mỗi ngày và cần chia thành 2 đến 3 liều dùng bằng nhau, cứ cách 6 giờ thì tiêm 1 liều. Ngoài ra khi dùng cho đối tượng nhiễm khuẩn vì vi khuẩn với mức độ kháng thuốc trung bình thì liều dùng đầu tiên là 75mg/kg mỗi ngày. Tiếp theo đó thì cần duy trì với liều dùng 50mg/kg mỗi ngày.

Đối tượng dùng thuốc Cloramphenicol là trẻ em:

⇔ Nếu là thuốc uống thì dùng 50mg/kg mỗi ngày và chia thành 4 lần sử dụng.

⇔ Nếu là thuốc bột pha tiêm thì dùng 50mg/kg mỗi ngày và cần chia đều thành nhiều liều, cần tiêm sau mỗi 6 giờ một lần.

⇔ Nếu dùng thuốc để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn mắt thì:

⇔ Dùng thuốc nhỏ mắt 1 giọt 1 lần và cách từ 3 đến 6 giờ thì nhỏ một lần.

⇔ Dùng thuốc mỡ tra mắt thì dùng 1 lượng nhỏ thuốc tra vào túi kết mạc dưới và cứ 3 đến 6 giờ thì dùng thuốc 1 lần. Cứ sau 48 giờ thì cần tăng dần khoảng cách dùng Cloramphenicol.

Xem thêm:

+ Báo Sức Khỏe Đời Sống: đánh giá chi phí tại Đa khoa Hoàn Cầu

+ https://danhnguyenth.blogspot.com/

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.