Thuốc Corticoid
hay còn gọi là Corticosteroid có tác dụng chữa trị những vấn đề viêm
sưng hay gặp của bệnh da liễu. Nhóm hoạt chất này chỉ được sử dụng khi
có hướng dẫn từ bác sĩ.
CORTICOID LÀ GÌ VÀ CÓ NHỮNG DẠNG NÀO?
1. Corticoid là gì?
Corticoid có tên gọi hoạt chất là Corticosteroid, được phân vào nhóm
thuốc kháng viêm. Corticosteroid thực chất là nhóm hoạt chất hóa học bao
gồm các hormoon steroid. Nó thường được tổng hợp thông qua cách dùng vỏ
thượng thận từ một số loài động vật xương sống và tổng hợp nên.
Corticoid được biết đến từ năm 1950, bắt đầu đưa vào thị trường thương
mại từ những năm 1980.
4 nhóm hoạt chất chính của Corticosteroid có hoạt lực khác nhau, gồm: Nhóm A – là các loại Hydrocortisone, có một số biệt dược sau
– Methylprednisolone
– Hoạt chất Cortisone axetat
– Hydrocortisone axetat
– Hoạt chất Hydrocortisone
– Prednisolone
– Tixocortol pivalate
– Prednisone
– Prednisolone Nhóm B – là các loại Acetonides, có một số biệt dược
– Budesonide
– Hoạt chất Amcinonide
– Desonide
– Fluocinolone Acetonide
– Hoạt chất Fluocinonide
– Mometasone
– Triamcinolone Acetonide
– Hoạt chất Halcinonide
– Triamcinolone Alcohol Nhóm C – là các loại Betamethasone, có một số biệt dược
– Fluocortolone
– Betamethasone/ Dexamethasone Sodium Phosphate
– Dexamethasone
– Hoạt chất Betamethasone Nhóm D, được chia thành 2 phân nhóm nhỏ, gồm nhóm D1 Halogenated cùng D2 tiền dược Esters
Đặc điểm chung của 2 nhóm nhỏ này là đều kém bền vững. CỤ thể về biệt dược mỗi nhóm như sau:
– Nhóm D1: Halometasone, Hoạt chất Hydrocortisone – 17 – valerate,
Hoạt chất Alclometasone Dipropionate, Betamethasone Dipropionate,
Betamethasone Valerate,…
– Nhóm D2: Hydrocortisone – 17 – Aceponate, Hoạt chất Hydrocortisone –
17 – butyrate, Hoạt chất Prednicarbate và Hydrocortisone – 17 –
Buteprate.
2. Mức độ hoạt động của Corticoid
– Corticoid nhóm 1 có hoạt lực siêu mạnh, nó bao gồm thuốc bôi hay
kem mỡ có chứa Halobetasol propionate 0,05; Clobetasol Propionate 0,05
và betamethasone dipropionate 0,05.
– Corticoid nhóm 2 và nhóm 3 hoạt lực mạnh, bao gồm một số thuốc mỡ
có chứa Hacinonide 0,1; Betamethasone dipropionat 0,05; Diflorasone
diacetate 0,05; Desoximetasone 0,25; Betamethason dipropionate 0,05;
Triamcinolone acetonide 0,5 và Bethamethason dipropionate 0,05.
– Corticoid nhóm 4, nhóm 5, hoạt lực vừa, bao gồm một số thuốc mỡ
chứa Flurandrenolide 0,05; Betamethazon benzoate 0,025; Fluocinolon
acetonide 0,025, Betamethason valerate 0,1 và Clocortolone pivalate 0,1.
– Corticoid nhóm 6, nhóm 7, hoạt lực nhẹ, bao gồm một số thuốc mỡ chứa Methyl prednisolon 0,25 và Bethamethason valerate 0,2;…
3. Những dạng Corticosteroid thường gặp
Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng Corticosteroid ở những dạng: Dạng
uống, dạng tiêm, kem bôi, thuốc bôi ngoài da chẳng hạn như thuốc mỡ,
Corticoid dạng xông hít.
4. Corticosteroid có công dụng gì?
Corticoid mang đến khá nhiều công dụng khác nhau, phụ thuộc vào mục
đích sử dụng mà nó được chỉ định cho một số trường hợp thường gặp nhất
như sau:
– Dùng để chống viêm trong thời gian ngắn cho những trường hợp cần được chống viêm mạch.
– Dùng để điều trị các bệnh ngoài da với những triệu chứng như tình
trạng nấm, bệnh viêm da, khô da, những vấn đề bên ngoài da đang có tình
trạng sừng hóa.
– Góp phần hỗ trợ điều hòa và chuyển hóa các chất, giúp điều hòa chức năng hệ thần kinh ở trung ương.
– Giúp hỗ trợ ức chế miễn dịch, ức chế quá trình hoạt hóa tế bào.
– Điều trị, cải thiện triệu chứng dị ứng và chống dị ứng trong một vài trường hợp.
– Một số bệnh có liên quan tới xương khớp cũng được chỉ định dùng thuốc để điều trị.
– Bên cạnh đó, Corticoid cũng có thể được sử dụng theo chỉ định, hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ đối với một số bệnh lý khác.
5. Hướng dẫn sử dụng Corticosteroid
Với Corticoid dạng uống và tiêm:
Cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ điều trị, bệnh nhân không tự ý
dùng thuốc Corticoid dạng uống và tiêm. Bởi vì ở mỗi bệnh nhân sẽ có
những liệu trình chuyên biệt với liều lượng và thời gian khác nhau. Với Corticoid bôi ngoài da:
Bao gồm kem bôi và thuốc mỡ, trước khi dùng Corticosteroid bôi ngoài
da, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da đó trước khi bôi. Thoa nhẹ một lớp
mỏng rồi băng kín hay không băng đều được, tùy theo từng trường hợp cụ
thể. Cũng giống như dạng uống, trong trường hợp dùng thuốc mỡ, kem bôi
bệnh nhân cũng cần tuân thủ chỉ định liều lượng và thời gian từ bác sĩ. Vấn đề cần lưu ý:
Sử dụng Corticosteroid cần hết sức cẩn trọng, tuyệt đối tránh tùy
tiện vì có thể dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe, thậm
chí là xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.
6. Hướng dẫn bảo quản Corticosteroid
Cũng giống như một số loại thuốc khác, Corticoid cần được bảo quản
tại môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng và độ ẩm. Không nên
bảo quản thuốc ở nơi bị ẩm ướt hoặc cho vào ngăn đá tủ lạnh. Để thuốc xa
tầm với trẻ nhỏ.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CORTICOID
1. Tác dụng phụ của Corticosteroid
Cũng giống như các loại thuốc điều trị khác, thuốc Corticosteroid có
thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe bệnh nhân, bao gồm:
– Dẫn đến rối loạn một số vấn đề chuyển hóa, chẳng hạn như rối loạn Na+, K+, Ca+, hoặc rối loạn phân bố mỡ, tăng đường máu.
– Gây ra hiện tượng lipoprotein máu, dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
– Xuất hiện một số vấn đề loãng xương, nhất là sử dụng Corticosteroid
trong suốt thời gian dài. Thậm chí nhiều trường hợp còn xuất hiện teo
cơ, loạn dưỡng cơ vô cùng nguy hiểm.
– Một số tác dụng phụ ở mắt, đục nhân mắt, glaucoma,…
– Triệu chứng ngoài da như mỏng da, đỏ, rạn hay có đốm trắng ở trên bề mặt, mụn nước, mụn trứng cá xuất hiện.
2. Tương tác của Corticosteroid
++ Tương tác thuốc
Corticoid khi sử dụng chung với những thuốc điều trị khác cũng sẽ gây
ra phản ứng tương tác. Do đó, nếu bạn đang sử dụng hoặc vừa mới ngưng
dùng các loại thuốc dưới đây thì có thể gặp phải phản ứng tương tác nếu
sử dụng Corticoid:
– Thuốc nhóm Aceclofenac, Etodolac, Acemetacin (là thuốc giảm đau dùng cho các bệnh xương khớp).
– Các loại thuốc điều trị ung thư như Aldesleukin, Doxorubicin, Ceritinib.
– Thuốc dùng trong điều trị các vấn đề hạ sốt, giảm đau, chống viêm
như Amtolmetin Guacil, Clonixin, Choline salicylate, Dipyrone.
– Nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid như Celecoxib,
Etofenamate, Etoricoxib, Diflunisal, Felbinac, Ibuprofen, Indomethacin,
Fenoprofen, Ketoprofen và Ketorolac.
– Thuốc dùng trong trị bệnh nhiễm khuẩn là Clarithromycin.
– Thuốc điều trị cơn đau Diclofenac từ mức độ nhẹ tới trung bình.
– Nhóm thuốc dùng để kiểm soát HIV như Etravirine, Indinavir.
– Nhóm thuốc dùng cho trường hợp cần gây mê như Fentanyl.
– Thuốc điều trị bệnh bạch cầu và lymphocytic mãn tính như Idelalisib.
– Thuốc dùng điều trị nhiễm trùng do nấm hoặc nấm ngoài da như Itraconazole, Ketoconazole. ++ Tương tác với thực phẩm
Corticoid còn có khả năng tương tác với một số loại thức ăn và chất
kích thích như bia, thuốc lá, rượu,… Do đó, nếu được chỉ định dùng thuốc
này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thực phẩm và đồ uống sao
cho tốt nhất.
3. Thận trọng khi dùng thuốc
Nếu được chỉ định dùng Corticoid, bạn cần phải thận trọng trong một số trường hợp sau:
– Tránh dùng nếu kích ứng với hoạt chất Corticosteroid.
– Cần thận trọng nếu dùng cho mẹ bầu, người cho con bú, trẻ em và người cao tuổi.
– Nếu đang hoặc có tiền sử bị bệnh lý thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
– Người bệnh đang dùng thuốc, bất kể là thuốc không kê toa, có kê
toa, thảo dược, thực phẩm chức năng,… đều cần liệt kê đầy đủ đến bác sĩ
trước khi dùng.
Không có nhận xét nào