Liên hệ tư vấn

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hồng Cường

Thông tin y học về thuốc Glotadol

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất cũng như các chuyên gia y tế, thuốc Glotadol không được sử dụng điều trị trong các trường hợp sau:

+ Bệnh nhân quá mẫn cảm với Paracetamol hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc

+ Bệnh nhân bị thiếu hụt G6PD (glucose-6-phosphat dehydrogenase)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC GLOTADOL

Dùng thuốc đúng liều, đúng giờ và tuân thủ chỉ định của chuyên gia… là cách tốt nhất giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng, bảo vệ an toàn cho sức khỏe. Liều dùng và cách sử dụng của Glotadol thông thường như sau:

► Liều dùng

Tùy vào từng trường hợp bệnh lý cụ thể, mức độ bệnh nặng/ nhẹ; độ tuổi, cơ địa và thể trạng người bệnh… mà khi dùng thuốc bác sĩ có những chỉ định, hướng dẫn khác nhau.

Liều dùng thông thường của Glotadol

+ Trên 12 tuổi: Uống 500 – 1000mg/lần. Mỗi lần uống thuốc phải cách nhau từ 4-6 tiếng. Không được dùng thuốc >4000mg/ ngày.

+ Trẻ em 6 – 12 tuổi: Uống 250 – 500mg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng. Mỗi lần uống thuốc phải cách nhau từ 4-6 tiếng. Không được dùng thuốc >2000mg/ ngày.

►Cách sử dụng

Các chuyên gia khuyến cáo “Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến tư vấn từ dược sĩ/ bác sĩ”.

+ Thuốc Glotadol có thể uống được cả khi đói hoặc khi no.

+ Bệnh nhân cần uống nguyên viên thuốc (không được bẻ/ nghiền/ nhai nát)… sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thuốc, tăng nguy cơ gây tác dụng phụ.

+ Uống thuốc với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Tuyệt đối không được uống chung với bia, rượu, nước có gas, cà phê…

+ Uống thuốc đúng liều lượng đã được chỉ định, không được tự ý tăng/ giảm liều mà không thông qua ý kiến bác sĩ.

+ Nếu bệnh nhân đã sử dụng thuốc một thời gian (theo chỉ định bác sĩ) mà bệnh không thuyên giảm hoặc có chiều hướng nặng hơn, hãy đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị thay thế hiệu quả hơn

VẤN ĐỀ CẦN LƯU TÂM KHI SỬ DỤNG THUỐC GLOTADOL

►Tác dụng phụ

Thuốc Glotadol thường ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn và nôn, giảm huyết cầu/ bạch cầu, gây thiếu máu; gây các vấn đề về thận… khi sử dụng thuốc trong thời gian dài.

**Lưu ý:Một số tác dụng phụ vẫn chưa được liệt kê đầy đủ, nếu trong quá trình uống thuốc gặp các triệu chứng khác thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý.

► Thận trọng khi sử dụng

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc, tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra… trước khi dùng thuốc, hãy khai báo với bác sĩ tất cả các tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe bản thân.

Xem thêm:

+ Báo Gia Đình nhận định: Đa khoa Hoàn Cầu chữa bệnh bằng cái “tâm” thầy thuốc

+ https://danhnguyenth.blogspot.com/ 

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.