Phương pháp điều trị viêm amidan đáy lưỡi
Amidan lưỡi là tổ chức lympho nằm ở đáy lưỡi sau (V lưỡi) thuộc hệ thống lympho đường thở, có phản xạ nhạy bén và đóng vai trò quan trọng trong duy trì hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập. Vậy viêm amidan đáy lưỡi là gì? Thực chất, khi sự tấn công quá mức của vi khuẩn, virus, nấm khiến các tế bào lympho này hoạt động liên tục, bị tổn thương và gây sưng, viêm, đau nhức và rát vùng lưỡi.
TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA VIÊM AMIDAN LƯỠI
Là căn bệnh xảy ra ở khoang họng, vị trí khó quan sát và bằng mắt thường không thể chẩn đoán được, viêm amidan lưỡi cũng rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lý khác nếu như không có kiến thức nhận biết.
Khi bị viêm amidan người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình, như sau:
Sưng amidan: Đây là triệu chứng xảy ra do phản ứng viêm, khi quan sát người bệnh sẽ thấy cuống lưỡi sưng to, tấy đỏ và bề mặt có thể xuất hiện các chấm mủ trắng.
Đau, rát họng: Tại vị trí bị viêm amidan lưỡi có cảm giác nóng rát khó chịu, đau tăng lên khi nuốt nước bọt hay ăn uống, phát âm khó khăn. Đôi khi người bệnh còn cảm thấy đau nhói lên tai, thái dương…
Vướng ở họng: Người bệnh luôn cảm thấy vướng víu ở họng như có dị vật, rất khó chịu. Kèm theo biểu hiện: lưỡi bẩn, miệng khô, nhiều rêu lưỡi, màu trắng bệch…
https://dakhoahoancautphcm.vn/viem-amidan-262/
Khi ngủ người bệnh có thể ngáy to, thở khò khè
Biểu hiện toàn thân: Người bệnh có thể bị sốt, khàn tiếng, ho kéo dài, chảy nước mũi, ho, hơi thở có mùi hôi, chán ăn, đau đầu…
Nếu viêm amidan đáy lưỡi do vi khuẩn: Amidan sưng to, bề mặt có chấm mủ, đau và nổi hạch góc hàm, đau họng…
Nếu viêm amidan đáy lưỡi do virus: Có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như chảy nước mũi, viêm kết mạc, niêm mạc họng đỏ, sưng, có tình trạng xuất tiết.
---> Nếu chủ quan, chần chừ không điều trị hoặc điều trị viêm amidan lưỡi không đúng cách bệnh sẽ ngày càng nặng, bùng phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính, triệu chứng phức tạp và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tấy quanh amidan, áp-xe họng, loét khe amidan và có thể gây biến chứng xa như viêm khớp, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết,... đe dọa tính mạng bệnh nhân.
TRỊ BỆNH VIÊM AMIDAN ĐÁY LƯỠI HIỆU QUẢ
Tùy vào từng tác nhân gây bệnh, cơ địa từng người và mức độ viêm nhiễm mà ở mỗi người có thể xuất hiện triệu chứng khác nhau. Khi có dấu hiệu bất thường ở vùng cổ họng, tốt nhất vẫn nên đi khám, tham khảo các hướng điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng như Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, thông qua các bước khám, xác định mức độ amidan nặng/ nhẹ mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau. Cụ thể:
► Điều trị viêm amidan lưỡi cấp tính:
Đối với các triệu chứng bệnh ở giai đoạn cấp tính, tùy cơ địa bệnh nhân bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị khác nhau. Thông thường là dùng các loại kháng sinh tiêu viêm, diệt khuẩn, hạ sốt, giảm đau rát họng…
Bệnh nhân cần tuân thủ theo các chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc điều trị thêm, tăng/ giảm liều dùng hoặc tự ý ngưng thuốc khi bệnh có dấu hiệu suy giảm… sẽ dẫn đến lờn thuốc, tăng nguy cơ kháng thuốc.
► Điều trị viêm amidan lưỡi mãn tính:
Đối với trường hợp viêm amidan lưỡi nặng, các triệu chứng kéo dài không thuyên giảm hoặc không đáp ứng điều trị nội khoa, tái phát hơn 3 lần/ năm… thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt amidan để chấm dứt bệnh lý.
Hiện nay, có nhiều tiểu phẫu được tiến hành trong cắt amidan như: phẫu thuật nội soi, cắt amidan bằng laser, phương pháp Coblator… Trong đó, công nghệ cắt amidan không đau JCIC - Plasma công nghệ Mỹ được nhiều người lựa chọn bởi đem lại hiệu quả đến 98,7%, an toàn, ít chảy máu, phục hồi nhanh chóng...
Bên cạnh việc điều trị theo đúng các chỉ dẫn, thì các chuyên gia Hoàn Cầu cũng khuyên bệnh nhân thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
➧ Tuân thủ mọi hướng dẫn, chỉ định điều trị và chăm sóc vùng cổ họng theo hướng dẫn bác sĩ. Thực hiện thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
➧ Vệ sinh sạch sẽ răng miệng mỗi ngày, đặc biệt nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch cổ họng và sát khuẩn.
➧ Có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin e, C, B… để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
➧ Bảo vệ vùng mũi họng của mình bằng cách giữ ấm cho cổ, họng, vùng ngực khi trời lạnh hoặc giao mùa; hãy đeo khẩu trang khi ra ngoài để chống bụi bẩn
https://narihealthyinlife.wordpress.com
https://narihealthy.over-blog.com
https://danhnguyenth.blogspot.com/
Không có nhận xét nào